Bảy Kỳ Quan Thế Giới Phật Giáo

Đạo Phật là một trong những hệ thống niềm tin cổ xưa nhất trên thế giới, Phật Giáo vừa là một nền triết học vừa là một tôn giáo, chúng ta chỉ có thể thoát khỏi khổ đau bằng trí tuệ của riêng mình. Ngày nay hơn 350 triệu người thực hành theo Phật Giáo, có rất nhiều người cảm thấy bị thu hút vào một tôn giáo, mà quyền quyết định là ở mỗi cá nhân con người.

1. Đây là Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple, Bodhgaya, India)

Mahabodhi Temple, Bodhgaya, India

Ngôi tháp “Đại Giác Ngộ” tại Bồ Đề Đạo Tràng ở miền Đông Bắc Ấn Độ là kỳ quan Phật Giáo thế giới đầu tiên của chúng ta. Tất cả những lý do Bồ Đề Đạo Tràng ở đây là vì 2500 năm trước, Thái tử Sidhatha Gautama đã từ bỏ quyền thế và gia đình để dấn thân vào một cuộc tìm kiếm khắc khổ và đã trải qua một sự giác ngộ nội tại, bằng tự thân khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Ngài thiền định vào những tuần cuối cùng. Ngài phá bỏ những hiện trạng tôn giáo mà nó đã được thống trị bởi nhiều vị thần cổ xưa từ ngàn năm trước. Cuối cùng Ngài đạt được Niết Bàn và đã trở thành Phật.

Theo nhiều nguồn Phật Giáo, một quan niệm mới cho rằng Đức Phật nhập Niết Bàn năm 80 tuổi, báo thân của Ngài đã được hỏa táng, nhưng Xá Lợi vẫn còn, chúng được phân phát cho nhiều bộ lạc, vương quốc, vua chúa khác nhau, những người đang theo đạo hiện nay muốn tôn vinh giáo chủ của mình bằng cách xây dựng nhiều tượng đài và bảo tháp, để bảo lưu những gì còn sót lại của Ngài.

2. Tháp Bodanath, Khathmandu, thủ đô của Nepal.

Kỳ quan Phật Giáo thế giới thứ hai của chúng ta là tháp đứng Bodanath, lần đầu tiên nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 hoặc đầu thứ 6 trước Công Nguyên, sau đó được trùng tu lại một vài  lần, cuối cùng xây kèm theo ngôi mộ khổng lồ này vào thế kỷ thứ 14, nó lớn nhất tiểu lục địa Ấn Độ, một nơi linh thiêng cho hàng ngàn Phật tử khắp năm châu.

Bodanath, Khathmandu, Nepal

3. Temple of The Tooth, Kandy, Sri Lanka.

Tại ngôi Chùa Răng ở Kandy, Sri Lanka cũng là kỳ quan Phật Giáo kế tiếp của chúng ta. Phật tử Sri Lanka tin rằng Xá lợi Răng Phật được đất nước họ mua vào khoảng năm 300 trước TL. Việc giữ gìn Xá lợi đã trở nên thành trách nhiệm của các vị vua trong nhiều năm qua, những người giám hộ Xá lợi đã trở thành biểu trưng cho quyền cai trị. Đức Phật được cho là đã có hai gia tài cho các thế hệ tương lai là lời dạy từ bản thân Ngài là Giáo pháp, và cũng chính từ thân thể vật lý của Ngài là Xá lợi. Và ngày nay nó được phân tán trong nhiều đền thờ khắp toàn cầu và một trong những cái quý nhất được giữ ở đây, trong Chùa Răng này, Xá lợi làm sinh động hình ảnh Đức Phật với mọi người, nó tiếp thêm nguồn năng lượng cho họ.

Temple of the Tooth, Kandy

4. Wat Pho Temple, Bangkok, Thailand.

Đó là một hợp thể chùa cổ xưa và lớn nhất Bangkok, ngôi chùa của hơn một ngàn tượng Phật. Quần thể bao gồm một ngôi chùa, khung viên ứng dụng và sân chùa rộng lớn, một rừng tháp dày đặc, những họa tiết hoa sen thủ công tinh tế ở bên trong cung điện lộng lẫy là tượng Phật nằm bằng vàng, tượng Phật này dài gần 43m cao 15m, phải mất 5 năm xây dựng, bắt đầu từ năm 1788.

Wat Pho Temple, Bangkok

5. Angkor Wat, Cambodia.

Hệ thống chùa Angkor này là kỳ quan thứ 5 của chúng ta. Đầu tiên Angkor Wat là một hệ thống cung điện linh thiêng của một hoàng đế Khmer, trên thực tế, ông ủng hộ Ấn Độ Giáo qua tư tưởng Phật Giáo, chúng không phải chỉ là những tòa nhà, mà còn là một khát vọng to lớn, toàn bộ khu phức hợp này được cho là một biểu tượng, tượng trưng vũ trụ quan Ấn Độ Giáo. Nguyên thủy một ngôi chùa là để tôn thờ thần Vishnu của Ấn Giáo và hóa thân như là một trung tâm vật chất và tâm linh của vũ trụ, một ngọn núi huyền thoại. Một loạt năm bức tường hình chữ nhật tượng trưng cho các ngọn núi khác nhau và tường thành ở đây gợi lên hình ảnh một vũ trụ bao la.

Angkor Wat, Campuchia

Nơi này nồng nặc của sự hòa hợp giữa quyền lực trần thế và thần linh, và của mối liên hệ khắng khít giữa các vị vua và thánh thần, và dĩ nhiên chính niềm tin trong mối quan hệ đó là cảm hứng cho việc tạo nên phức hợp kiến trúc này, nhưng đối với một số người, nó thì quá đẳng cấp, quá độc quyền và Đạo Phật đưa ra một số giải pháp. Chính vị vua Jayavarman VII đã cải đạo sang Phật Giáo và chế độ của ông đánh dấu một đường phân chia rõ ràng với Ấn Độ Giáo trong quá khứ.

6. Giant Buddha, Polin, Hongkong.

Kỳ quan thứ 6 của chúng là một tượng Phật khổng lồ nhìn ra thành phố châu Á sầm uất này, bức tượng đồng khổng lồ này được hoàn thành vào năm 1993, nó biểu tượng cho mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, con người và tôn giáo. Tòa nhà Đức Phật khổng lồ ở Hongkong là một sự khẳng định truyền thống Đạo Phật cổ xưa về những công trình hình tượng Phật Giáo khổng lồ và những Tăng sĩ xướng lên dự án này ở Hongkong đã viếng thăm nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục và Nhật Bản, thấy nhiều hình tượng Phật khổng lồ thời Trung cổ và họ cố gắng dựng lại một điều gì đó tương tự ở Lantan, nó là bức tượng Phật duy nhất nhìn ra hướng Bắc đối diện với Bắc Kinh, và được đặt tên là Thiên Tân sau chùa Thiên Đường ở thành phố đó, khi Phật Giáo bắt đầu truyền đạo, dường như mọi người tích cực ứng dụng như một Đạo Phật hiện thực trong cuộc sống.

Giant Buddha, Po Lin

Nhưng sau đó, khi Phật Giáo đi qua những vùng đất như Afganistan, nó chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hy Lạp, do cuộc xâm chiếm của Đại đế Alexander, triết học Phật Giáo chỉ xem Đức Phật như một con người.

7. Hsi Lai Temple, Los Angeles, Hoa Kỳ.

Chùa Tây Lai, Hacienda Heights, California, kỳ quan Phật Giáo thế giới thứ 7 của chúng ta. Việc quy họach và xây dựng ngôi chùa vào những năm 1980 đã chịu nhiều sự hoài nghi và chống đối từ cộng đồng địa phương. Việc xây dựng ngôi chùa ở vị trí hiện thời này, được duy trì với sáu điều lệ và 165 buổi giải thích. Cuối cùng, vào năm 1985, ngôi đền đã được cấp giấy phép xây dựng. Nó được hoàn thành vào năm 1988. Có hơn 10,000 tượng Phật ở đây, nếu bạn nhìn vào những bức tượng Phật này, bạn sẽ thấy ở đó có một vài cái tên. Đó là một cách tu của người Trung Quốc, họ cúng dường và sau đó được ghi tên gia đình của mình trên bức tượng, đó là tượng của họ. Đó cũng là một hình thức hộ trì ngôi chùa, họ đến và nói “Tôi có một Đức Phật ở đây”.

Hsi Lai Temple

Khi Phật Giáo du hành, nó chuyển hóa các nền văn hóa thâm nhập để truyền bá, cũng như nó bị bản địa hóa.

Bạn tự hỏi Đức Phật đã từng có thể đoán trước, đặc biệt là một điều gì đó mà Ngài chắc chắn về sự ảnh hưởng từ những tư tưởng của mình, đến lịch sử nhân loại, cái mà sự vô thường và đổi thay như là một hiển nhiên của thế giới này.

Hãy nghe điều này, đây là một trong những hình ảnh thơ mộng nhất mà Ngài đã dùng:

“…Vì vậy bạn phải nghĩ rằng thế gian này chẳng có gì bền lâu.

Đời phù du chớ mong cầu

Tựa ánh sao sáng vào đầu ban mai

Như bong bóng nước trải dài

Trong dòng suối chảy tan ngay tức thì

Như một tiếng sét vang đi

Trong đám mây hạ thôi thì còn đâu

Như đèn nhấp nháy đêm thâu

Như hình bóng ảo vui sầu chiêm bao”

Những giấc mơ của Đức Phật từ 2500 năm qua vẫn còn đây với chúng ta, và chúng ta là hóa thân của những hệ thống niềm tin kiên cố nhất trong mọi thời đại, cũng như nhiều di tích lộng lẫy mang tính biểu tượng cao nhất trên thế giới.

(Nguồn trích từ phim tài liệu của BBC, tại : http://youtu.be/5xwVRSh_XEA)

About thieutrung

Contact me: thieutrung@gmail.com
This entry was posted in Uncategorized and tagged , , . Bookmark the permalink.

2 Responses to Bảy Kỳ Quan Thế Giới Phật Giáo

  1. j nguyen says:

    Trung, mày có đầu óc thi sĩ quá hả? Viết hay, nhiều cảm xúc! Viết tiếp nhé!
    (Fr: Một người bạn học chung ở Bạch Đằng, Lê Quí Đôn-giờ sống xa quê hương)

    • thieutrung says:

      Hi, có phải bạn tên Thịnh ko, bạn nhắc tên trường thì Trung chỉ còn nhớ mài mại thôi. Lâu quá mình cũng ko gặp lại các bạn cũ. Hiện tại bạn đang ở nước nào? Nếu được add face mình để liên lạc nhé: Trung Thieu

Leave a comment